Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Đệm hát Guitar trong điệu Ballad- Guitar Hà Nội

Dòng nhạc Ballad có rất nhiều cách quạt chả và rải.Các bạn có thể tạo cách quạt chả ,rải khi biết nguyên tắc thành lập quạt chả và rải.Sau đây là một số kiểu quạt chả và rải dòng nhạc Ballad.

1.Quạt chả Ballad:

Quạt chả Ballad gồm có 16 lần đánh lên (L) và đánh xuống (X) trong 4 nhịp.Mỗi lần L,X tương ứng với một nốt móc kép.Các bạn bỏ bớt L,X sẽ có cách quạt khác nhau.

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  11  12  13   14   15   16

X   l    x   l    X   l    x    l   X   l     x     l      X    l      x     l

Chữ X1 ,X5,X9,X13 tương ứng với nhịp 1,2,3,4 mỗi nhịp tương ứng với 1 nót đen, trong đó X1.X5,X13 là nhịp 1,2,4 nhịp mạnh,nhịp 3 (X9) là nhịp nhẹ,do đó khi đánh các bạn nhấn manh vào nhịp 1,2 và 4

Nhịp 1.2.4 (X1,X5.X13) các bạn  đánh xuống cả 6 dây,hoặc nhịp 1 (X1)  đánh 3 dây bass và nhịp 2,4 (X5,X13) đánh 3 dây dưới (dây 1,2,3) chú ý nhấn vào nhịp 4.Các lần lên xuống khác đánh 3 dây dưới (1,2,3)

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  11  12  13   14   15   16

X   l    x   l    X   l    x    l   X    l     x     l     X    l      x     l

Khi mới tập các bạn chỉ lướt nhẹ tay trên dây đàn với biên độ rộng,dùng ngón trỏ đánh xuống,ngón cái đánh lên.Khi đánh xuống ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau,khi đánh lên 2 ngón hở ra một chút.Khi các bạn đã quen ,thì diều chỉnh theo cách của bạn

Cách 1        X   –   –   –    X   –   –    l   X    –    –     l     X    –      x     l  (trở lại nhịp 1 và chuyển hợp âm)

(- )là các lần l,x bỏ ,đây là thời gian nghĩ

Cách đánh này rất dễ ,các nhip rơi vào X.Tuy nhiên các bạn dễ sai thời gian nghĩ.Để không sai nhịp các bạn chia làm 8 nhịp mỗi nhịp là 1 nốt móc đơn .Khi nào bạn giũ đúng nhịp thì chia làm 4 nhịp mỗi nhịp là một nốt đen.Các bạn học thuộc l,x trước sau đó mới áp dụng vào đàn.Bạn có thể xem các video hướng dẫn để nghe âm thanh của ballad.Tuy nhiên các video không hướng dẫn từ dễ đến khó và mỗi video  hướng dẫn khác nhau nên rất khó tập.Các bạn nên tập từ dễ tới khó (cách 1 đến cách 6) và xem đây là tài liệu tham khảo khi các bạn tập Ballad kết hợp Video hướng dẫn.

Cách 2        X   –    –    –   X   –  x    l     X    –   x      l       X  –    x   l   (trở lai nhịp 1 chuyển hợp âm)

Cách 3        X    –   –   –    X   –  –    l     X    l    x      l       X  –    x   l   (trở lai nhịp 1…)

Cách 3 ta thấy các lần lên xuống giữa nhịp 3 và rất nhanh.Để tập được cách 3 các bạn có thể tập hổ trợ như sau.Đầu tiên bạn chỉ tập  X   l   x   l    X   lập lại đủ 4 nhịp rồi chuyển hợp âm.Khi đã đúng nhịp bạn tập tiếp như sau:

1   0    0    0   2   0   0   l      3     l     x     l       4    0   x   l

0 các bạn không đọc ,chỉ để biết đó là thời gian nghĩ.các ban đọc .Một (X)  hai  (X)    lên (l) ba (X) lên (l)   xuống (x)  lên(l)  xuống (x) bốn (X)    xuống (x)  lên (l),chuyển hợp âm và lập lại.

Cách 4        X    –    –   –   X    –  –    l     X   l     x     –       X  –    x  l    (trở lai nhịp 1…)

Cách 3 và 4 rất thông dụng Cách 4 chi khác cách 3 là không có lần l số 12,do đó rất dễ rối nhịp.Trong một bài hát có thể áp dụng cả 2 cách đánh,tùy theo tính chất của từng đoạn nhạc .

Tốt nhất là các bạn tập bằng cách đọc thuộc lên xuống cho đúng nhịp sau đó vừa đọc vừa đàn.Nếu các bạn thấy khó dọc cho đúng thì nên chía làm 8 nhịp mỗi nhịp tương ứng với 1 nốt móc như sau

X    –   –   –    X   –   –     l    X   l     x     –       X   –   x  l

Gõ nhịp vào chữ X ,x và( – )màu đỏ.Khi đã đọc đúng nhịp trở lại đọc lên xuống chia làm 4 nhip gõ nhịp vào vị trí chữ X.

Nếu bạn đã đọc đúng nhịp rồi mới áp dụng vào dàn.Khi  đàn bạn có thể không cần gõ nhịp vì làm như vậy rất khó đàn.Tuy nhiên yêu cầu ban phải vừa đọc vừa đàn  cho đung nhịp.Khi đã đàn đúng nhịp bạn không đọc lên xuống nữa thay vào đoc là giữ nhịp chân cho đúng.

Cách 5        X   –    –    –   X  –     –   l     X   l     –      l        X   –  x   l    (trở lai nhịp 1…)

Cách  6        X  –     –    –   X  –    –   l     –     l     –      l        X   –  x   l    (trở lai nhịp 1…)

Cách 5 và 6 còn gọi là Rock Ballad.Cách 6 có đảo phách ở nhịp thứ 3(không có X9) nên khó giữ nhịp.Lúc mới tập các bạn không cần giữ đúng nhip thứ3 này,chỉ cần giữ đúng nhịp 1,2 và 4

rồi sau đó sẽ quen dần

Khi các bạn đã đàn và chuyển hợp âm được nhưng ápdụng vừa đàn vừa hát lại rối nhịp bạn có thể làm theo cách sau:

1 Chọn bản nhạc quen thuộc có nốt

2.Chọn 1 đoạn nhạc đàn và hát theo nốt cho đúng nhịp (không đệm).

3 Đệm và chuyển hơp âm đoạn nhạc đó (không hát)

4 Bạn ghi hợp âm ,đánh dấu vào các nhịp chính  sau đó hát và chỉ đệm vào các nhịp chính ,yêu cầu giữ đúng nhịp .

5 Bạn hát và đàn bình thường.

2 Cách rải Ballad:

Nguyên tắc chung rải ballad có 8 lần móc trong 4 nhịp,mỗi lần móc có giá trị bằng 1 nốt móc đơn.Tuy nhiên có thể rải bằng cách móc 7 lần ,nghĩa là bỏ đi 1 lần móc.

Ghi chú: B (bass) các bạn dùng ngón cái (p) móc vào một trong 3 dây 4,5,6 tùy vào hợp âm. Dùng ngón trỏ (i) móc dây số 3 ,ngón áp út (m) móc dây số 2,dùng ngón út (a) móc dây số 1

4 nhịp chinh rơi vào lần móc số 1(B),3 ,5 và 7(màu đỏ)

1      2      3      4      5      6      7      8

Cách 1              B     3       2      3      1      2       3      2     ( trở lại nhịp 1 và chuyển hợp âm)

Cách 2              B      3      2      3      1      3            3

Cách 3              B      4      3      2     1       3       2       3   hoặc   B   4    3    2     2   3    2

Cách 4              B      3           3      2      3       1       3

Cách 5              B      4   (3.2)   4  (2.1)   3   (1.2)   3  cách này 3    (1.2) có thể móc rời 3,2,1 vẫn giữ nhip  cho đúng là được

Cách 6                   Rải 7 lần móc.Cách 1,2 và 3 có thể bỏ lần móc thứ 6

  B     3       2      3      1     nghĩ          2   ( trở lai nhịp 1…)

  B      3      2      3      1     nghĩ      2     3

Lưu ý  nghĩ nghĩa là không có lần móc thứ 6 và thòi gian nghĩ bằng nốt móc đơn

Cách 7                       B      4      3       2     1     nghĩ      2     3

Ta có thể bỏ lần móc thư 2 để giống với quạt chả

B   nghĩ    3       2      1       2       3      2   ( Đây là cách móc 3 bỏ lần móc thứ 2)

B   nghĩ  (123)   3    (12)     3    (12)    3

hoặc   B   nghĩ   (123)   3   (12)     3   (12)   3 2 ( 3,2 móc rời rồi về lại nhịp 1)

Chú ý giữ nhịp (màu đỏ) Các bạn móc được cách này là đã thành công rải Ballad.

Cách 8                   Chỉ móc 7 lần ,bỏ lần móc thứ 5,nghĩa là nhịp thứ 3 có đảo phách,không có móc

B      4     3      2    nghĩ     1       2      3

Có thể lấy cách 3 nhưng bỏ móc thứ 5

B      4      3       2   nghĩ      3      2      3

Các ban có thể sáng tạo cách móc khi đã năm vững cách rải ví dụ sau

Cách 9                   Ta có quạt chả sau

X  –  –  –    X –  – l    X – –   l    X – – x   l    ta có cách móc như sau

B    nghĩ   (123)   3  (12)    3  (12)   3  2

Cách 10          Ta có quát chả sau

X –  –  –    X –  –  l   X     l  x  –   X  –  x  l  ta có thể móc như sau

B   nghĩ  (321)   1  (12)     3 2   1    3 2 3   hoặc có thể móc như sau

B      3 2   1      1 (12)           3  (12)      3

Chú ý cách 10 và 9 không còn 8 lần móc ,mà móc theo quạt chả sao cho đúng nhịp(màu đỏ) là được

Cách 11

Nếu bài hát viết nhịp 2/4,hoặc bạn phải chuyển hợp âm ở nhịp thứ 2 bạn có thể áp dụng kiểu rải sau

B   4   3   2   1   2   3   2  (  Trở lại nhịp 1:  B   4   3   2   1   2   3   2 )

B   4   3   2   1        3   2

Chú ý cách 3 giống 2 cách rải trên chỉ khác đây là nhịp 2/4 còn cách 3 là nhịp 4/4

Bỏ lần móc thứ 2  (số 4) ta có cách móc:

B        3   2   1   2   3   2

B        3   2   1        3   2

Với cách 11 bạn có thể chuyển đoạn cao trào của ca khúc chơi vời diệu Blue sang ballad .

Các bạn   móc  theo cách có lần móc thứ 8 ở dây 1 tôi bắt chước 1 bản nhạc ngoại quốc thử nhé

Cách 12              B   3   2   3   4   2   3   1  trở về nhịp 1.

Cách này móc lần thứ 5 là dây số 4 (nhịp 3) nên nhịp 2/4 hay 4/4 đều áp dụng được cả

Cách 13

Các bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại quạt chả Rock Ballad sang móc trong một bài hát theo cách móc sau

B    4  3  2   1    3  2    3  1  3       trở lại nhịp đầu

Lần móc nhịp thứ 4 (dây 1 màu đỏ) thay vì móc 1 dây bạn có thể móc một lượt 2 hoăc 3 dây như sau

B   4  3  2  1    3   2    3  (12)  3

Hoặc                  B        3   2  1   3 (  21)    3  1  3  2

Rõ ràng khi các bạn nắm vững cách rải các bạn có thể sáng tạo cách rải theo ý của bạn.

Có rất nhiều cách rải nhưng chỉ có 2 cách cơ bản là móc đủ 8 lần trong 4 nhịp và móc 7 lần trong 4 nhịp.Các  lần móc ở nhịp 2,3,4  bạn có thể tùy biến móc 1 dây hay móc 2,3 dây cùng lúc.Giữa nhịp 1 và 2,giữa nhịp 3 và 4 có thể móc rời 2 hay 3 dây .Trong một bản nhạc bạn cần thay đổi cách móc thùy theo đoạn nhạc để cách rải thêm sinh động.

Các bạn tập từ dễ đến khó .xem video dành cho guitar để phân tích cách rải .Trong một bài hát có thể kết hợp vừa rải vừa quạt.hoặc áp dụng 2 cách rải khác nhau.Đến lúc đó bạn có thể dêm ngẫu hứng theo cách của bạn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ HÀ NỘI

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 09 78 57 3607 – 0913 150 242

WEB: https://hocdanguitar.com.vn/

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Bài viết này không nhằm cổ vũ việc các bạn tập Guitar trong vòng 7 ngày, mà chỉ định hướng…
Học đàn Guitar tại quận Cầu Giấy
Hiện nay việc học đàn Guitar trở nên phổ biến tại Việt Nam hơn rất nhiều, nhưng đối với một…
Học đàn Guitar tại quận Nam Từ Liêm
Không chỉ riêng các môn Toán – Lý – Hóa – Anh- Văn, hiện nay nhu cầu phát triển các…
Học đàn Guitar tại quận Thanh Xuân
Do công việc bận rộn và nhiều bất lợi trong việc phải đưa đón con em đến một trường nhạc,…
Học đàn Guitar tại Vũng Tàu
Trong nhịp sống hối hả, tấp nập của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu…
Học đàn Guitar tại tỉnh Bình Dương
Âm nhạc là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Việc học một nhạc cụ mới không những giúp…