Học đàn cải lương như học 1 ngôn ngữ khác. Trước hết, cứ học thuộc lòng. Rồi lập đi lập lại nhiều lần & dần dần trở thành thói quen tự nhiên. Sau khi đàn vững rồi thì lúc này có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng – chỉ cần sửa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn cũng thấy khác nhiều lắm .
1 Cây đàn Guitar với ngăn đàn khoét lõm khoảng 1/4 vòng tròn.
Còn nếu muốn, quí vị có thể thử đàn trước khi khoét lõm coi thử mình thích hay không cũng đươc.
Khoét lõm thì đàn chính xác và mùi hơn.
Dây số , Cở & Cách lên dây đàn
1 008 D-Rê———————————–
2 008 A-La—————5——————- Nốt này = dây trên kế không bấm
3 014 D-Rề—————–7—————– Tương tự như trên
4 022 G-Sol—————-7—————– .
5 030 D-Rệ—————5——————- .
6 042 A-Lạ—————5——————- .
Nên dùng những dây số trên đây nhưng không nhất định là những số này .
Tại sao cở dây số 2 = dây số 1, Vì dây số 2 nhấn nhiều. Cho nên cần dây mềm cho dể nhấn.
Nói chung, dây nào quí vị nhấn cảm thấy cứng quá thì nên đổi dây nhỏ hơn. Hoặc mềm quá thì đổi dây lớn hơn.
CHÚ Ý :
Cách lên dây này gọi là dây lai. Dây lai đang được xử dụng rộng rãi vì quí vị có thể đàn được nhiều tông (đào, kép, và kép cao) mà không cần phải lên dây kiểu khác.
1 Metronome để giữ nhịp cho đúng. Lúc đầu tập cho quen thuộc nốt nhạc rồi tập theo nhịp cũng đươc.
1 Guitar amplifier nếu xài đàn điện.
Mấy bản đàn dưới đây viết theo TAB có phân nhịp theo 16 nhịp con (1 nhịp con = 1 nhịp của tân nhạc) . Nhạc viết theo TAB vì nhìn TAB rất dể nhớ & ghi rỏ nốt nào trên cần đàn của cây guitar cho nên ai cũng có thể đọc & học được. Đàn thì rất dể chỉ cần luyện tập nhiều thì đàn sẽ nghe hay & mùi.
Sau đây là 1 vài điểm căn bản của 6 câu vọng cổ.
Cải lương có 5 nốt nhạc (ngũ cung – hò, xự, xang, xê, cống) và 1 nốt phụ nữa là nốt Oan . & 3 tông (dây) hay đàn nhất :
Đó là dây Đào (Rề), dây Kép (Sol), & dây kép cao (La) – cũng thường gọi dây Xề.
Thường thường dây đào cho người nữ hát, kép cho người nam. Nếu người nam & nữ hát chung thì người đàn có thể bắt đầu dây đào sang kép hoặc ngược lại.
Nốt của Dây Đào (Rề)
Hò : D Rề
Xự : F> Fa Nhấn F rồi giãm & giữ – Cao hơn F (natural) và thấp hơn F#.
Xang : G Sol – Rung
Xê : A La
Cống: Bb> Bấm Sib rồi Nhấn – Cao hơn B flat và thấp hơn B (natural). Cống cũng có thể B.
Oan : C – Rung
Nốt của Dây Kép (Sol)
Hò : G Sol
Xự : B> Si Nhấn A# rồi giãm & giữ – Cao hơn A# và thấp hơn B.
Xang : C Dô – Rung
Xê : D Rê
Cống: D#> Bấm D# rồi Nhấn – Cao hơn D# flat và thấp hơn E. Cống cũng có thể E.
Oan : A# – Rung
Dây Kép cao (La) thì tăng lên 2 ngăn từ dây Kép (Sol). Dây này thường gọi dây Xề.
Nhạc viết theo Tab. Cho nên ai cũng có thể học đàn được.
n : Nhấn (thường nhấn nhẹ tùy hứng có thể tới 2 ngăn)
n(m): Nhấn đến ngăn m
g(m): Giãm xuống ngăn m
~ : Rung
h : Hammer on – đàn & giữ nốt thấp rồi bấm nốt cao.
p : Pull off – Đàn nốt cao nhã ra đồng thời bấm nốt thấp.
^ : Đàn xong rồi làm tắc tiếng liền. Như âm tích.
-> : Đàn nốt đầu kéo đến nốt sau
b : Búng
D——–0————————– Dây Cao Nhất – đàn dây này không bấm
A—————7——————- Đàn ngăn 7 cua dây này
D—-3n—————————– Đàn ngăn 3 theo ký hiệu trên
G———————————–
D———————————–
A———————————– Dây Thấp Nhất (Dây này hầu hết không đàn cho nên tôi dùng dây này để ghi nhịp)
Gọi dây 1 là dây cao nhất.
Như vậy dây 1,3,5 nốt giống nhau
Công Thức: HÒ qua XỰ cách 2 ngăn, XỰ qua XANG cách 1 ngăn, XANG qua XÊ cách 1 ngăn, XÊ qua CỐNG cách 1 ngăn hoặc ngăn kế tiếp có nhấn, XÊ qua oan cách 2 ngăn, Oan qua HÒ cách 1 ngăn & cứ như thế đi mãi cho đến hết cần đàn. Và 1 vài nốt XỰ (XỰ thăng) đặc biệt như dưới đây.
Dây 1=RE (ký âm của tân nhạc=D), 2=LA (A), 3=RE (D), 4=SOL (G), 5=RE (D), 6=LA (A)
Hò của dây đào là nốt RE, Hò của dây kép là nốt SOL, Hò của dây kép cao là LA.
Dựa theo công thức trên bạn có thế biết hết tất cã nốt trên cần đàn.
Nốt trên cần đàn cho hơi Nam (hơi Bắc & Quãng thì khác):
Về dây số 2: CỐNG ở ngăn 1 có nhấn & XỰ ở ngăn 9 thường dùng
D-|—————————————————————————
A-|-0(xê)-1(cống)-3(oan)-5(hò)8(xự)-xự(9)-10(xang)-12(xê)-14(cống)-15(oan)-…
D-|-0(hò)-3(xự)-5(xang)-7(xê)-9(cống)-10(oan)-12(hò)-15(xự)-17(xang)-….—–
G-|-0(xang)-2(xê)-3(cống)-5(oan)-7(hò)-10(xự)-12(xang)-….——————-
D-|—————————————————————————
A-|—————————————————————————
Về dây sô 2 : XỰ ở ngăn 2 thường dùng
D-|-0(xê)-2(cống)-3(oan)-5(hò)-8(xự)-10(xang)-12(xang)-….——————-
A-|-2(xự)-3(xang)-5(xê)-7(cống)-8(oan)-10(hò)-….—————————-
D-|—————————————————————————
G-|-0(hò)-3(xự)-5(xang)-7(xê)-9(cống)-10(oan)-12(hò)-….———————
D-|—————————————————————————
A-|—————————————————————————
Về dây số 2: XỰ ở ngăn 4 thường dùng
D-|-0(xang)-2(xê)-4(cống)-5(oan)-7(hò)-10(xự)-12(xang)-….——————-
A-|-0(hò)-3(xự)-4(xự)—5(xang)-7(xê)–9(cống)-10(oan)-12(hò)….————-
D-|—————————————————————————
G-|-0(oan)-2(hò)-5(xự)-7(xang)-9(xê)-11(cống)-12(oan)-…———————
D-|—————————————————————————
A-|—————————————————————————
Tương tự như trên, công thức theo ký âm của tân nhạc : C=Dô, D=Rê, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B=Si (có 7 nốt)
Tất cả cách nhau 1 ngăn ngoại trừ E qua F là ngăn kế tiếp. B qua C trở lại nốt đầu cũng là ngăn kế tiếp.
Và cũng tương tự như trên quí vị cũng có thể biết hết nốt trên cần đàn. Phần này để quí vị tự làm lấy.
Vọng cổ có 6 câu. 1 câu có 8 khuôn. 1 khuôn có 4 nhịp. 1 nhịp có 4 nhịp con ( 1 nhịp con = 1 nhịp của tân nhạc). Tức là 1 khuôn có 16 nhịp con. Bản đàn sẽ được phân theo 16 nhịp con của mổi khuôn cho dể đàn. Tức là 1 câu có 32 nhịp hoặc 128 nhịp con. Khuôn thì có khuôn Hò, Xang, Xê, Xề, Cống.
Khuôn nào có chữ SL là gỏ song lang ở cuối nhịp.
Câu 1 : Hò, Xê-SL, Xang, Cống-SL. Có 4 khuôn vì Câu 1 bắt đấu từ khuôn 5 để vô vọng cổ.
Câu 2 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Xang-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 2 (Nguyên câu) : Xề, Xang, Xang, Hò, Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang (thường về Xê để dứt Xang), Xang-SL
Câu 3 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Hò-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 3 (Nguyên câu) : Xề, Xang, Xang, Xê, Xang, Cống-SL, Xê, Hò-SL
Câu 4 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Hò-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 4 (Nguyên câu) : Hò, Xề, Xề, Xê, Xang, Cống-SL, Xang hoac Xê, Hò-SL
Câu 5 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang, Xề-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ
Câu 5 (Nguyên câu) : Xề, Hò, Hò, Hò, Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang, Xề-SL
Câu 6 : Xề, Xê, Xang, Cống, Xê, Xề-SL, Xê, Hò-SL
Người hát vọng cổ bắt đầu câu nào thì câu đó phải vô nốt hò nhịp 16.
Thường có thể vô câu 1, 2, 3, 4, hoặc câu 5.
Còn người đàn thì phải biết đàn nhiều cách cho 1 khuôn hoặc câu để làm phong phú cho bài đàn của mình. Cho nên tôi sẽ bỏ lên đây nhiều cách đàn khác nhau trong cùng 1 khuôn hoặc câu . Biết càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng là: để chuyển từ khuôn này qua khuôn kia dể dàng.
Và lý do tôi bỏ lên nhiều bài bản 6 câu vọng cổ là để các bạn hiểu biết về sự biến hóa và sự phong phú của nó – đó là 1 nghệ thuât. Và vì bản vọng cổ được xử dụng nhiều & là bản chính của tân cổ cho nên tôi muốn các bạn biết rành 6 câu trước . Còn các bài bản nhỏ thì quá nhiều từ từ từng bài mình sẽ học sau.
Cũng rất quan trọng trong lúc chọn loại phím hoặc cách cầm phím. Vì cả hai điều này sẽ tạo điều kiện cho mình đàn nhanh được .
Nhưng không có gì tuyệt đối vẩn có trường hợp ngoại lệ . Nếu quý vị thấy cách này không hợp với mình thì nên đổi cách khác cho phù hợp .
Nên xử dụng cả 4 ngón để bấm nốt – ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẩn, & ngón út.
Điều quan trọng nhất là luyện tập cho nhiều & nhất quyết không nản lòng.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ HÀ NỘI
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 09 78 57 3607 – 0913 150 242
WEB: https://hocdanguitar.com.vn/
Email: info@giasutainangtre.vn
Phụ huynh chọn giáo viên phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia sư guitar, gia sư tại nhà, giáo viên dạy kèm tại nhà, dạy kèm, học kèm tại nhà, dạy kèm piano, dạy kèm guitar, dạy đàn guitar tại nhà, gia sư dạy kèm